Hàng tỷ USD vốn FDI đổ dồn về Thái Nguyên, cơ hội nào cho các doanh nghiệp bất động sản?
Theo thống kê, lượng công nhân của nhà máy Samsung Thái Nguyên vào khoảng 66.500 người, tập đoàn Masan với gần 10.000 người, cũng như hàng chục nghìn lao động, sinh viên tại các doanh nghiệp, trường đại học hiện đang có nhu cầu rất lớn về nhà ở.
Những năm gần đây, Thái Nguyên đang được xem là điểm sáng của khu vực Trung du miền núi phía Bắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cũng như việc thu hút vốn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc top đầu các tỉnh thành Việt Nam.
Theo thống kê của UBND tỉnh Thái Nguyên, trong năm 2017, 6 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế của tỉnh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra; trong đó, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch ở mức cao như: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 12,6% so với năm 2016; tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/người, tăng hơn năm trước 7 triệu đồng/người; giá trị xuất khẩu đạt 23 tỷ USD,
vượt kế hoạch đề ra gần 10%; thu ngân sách ước đạt 12.000 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch 33%.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, tính lũy kế tới hết năm 2017, Thái Nguyên đã thu hút được 130 dự án FDI với tổng mức đầu tư đăng ký 7,4 tỷ USD, đứng thứ 11 cả nước. Đáng chú ý, việc thu hút vốn FDI của Thái Nguyên mới chỉ thực sự tăng mạnh trong những năm gần đây với đóng góp không nhỏ của tổ hợp công nghệ cao Samsung.
Bên cạnh những dự án FDI, Thái Nguyên còn có rất nhiều dự án quy mô lớn, có thể kể tới như dự án Volfram Núi Pháo của tập đoàn Masan, TNG, Nhiệt điện An Khánh, Dự án hồ Núi Cốc, cũng như hàng loạt các công ty vệ tinh cho Samsung đã góp phần quan trọng giúp Thái Nguyên “thay da đổi thịt” những năm qua.
Việc có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn cũng kéo theo một lượng lớn lao động đến làm việc trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê, lượng công nhân của nhà máy Samsung Thái Nguyên vào khoảng 66.500 người, tập đoàn Masan với gần 10.000 người, cũng như hàng chục nghìn lao động, sinh viên tại các doanh nghiệp, trường đại học hiện đang có nhu cầu rất lớn về nhà ở.
Đón đầu xu hướng nhu cầu nhà ở gia tăng, không ít doanh nghiệp đã đầu tư khu đô thị, nhà ở tại Thái Nguyên, trong đó nổi bật là các dự án của Tập đoàn Tiến Bộ (TTB) với nhiều loại hình nhà ở, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Trên địa bàn Thái Nguyên, Tiến Bộ là doanh nghiệp đầu tiên có dự án nhà Chung cư đưa vào sử dụng, bàn giao cho khách hàng từ cuối năm 2015 với mức giá chỉ từ 600 – 800 triệu đồng/căn. Mức giá trên được cho là phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng trên địa bàn với phần đông là lao động phổ thông tại các nhà máy, khu công nghiệp.
Ngoài ra, Tiến Bộ còn có những dự án ở phân khúc cao hơn nhằm phục vụ cho các chuyên gia người nước ngoài làm việc tại Núi Pháo, Các chuyên gia nước ngoài và công nhân làm việc tại nhà máy Samsung; Các lãnh đạo công ty vệ tinh của Samsung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cũng như cán bộ công nhân viên có thu nhập cao nhưng không phải người địa phương (chủ yếu các tỉnh vùng đông bắc) sau một thời gian làm việc tích lũy tài sản.
Có thể nói, việc đẩy mạnh triển khai bất động sản Thái Nguyên là bước đi đúng đắn của một số chủ đầu tư trong bối cảnh làn sóng FDI đang đổ mạnh vào tỉnh này, dẫn tới nhu cầu nhà ở tăng mạnh. Ngoài ra, Thái Nguyên còn là trung tâm của các tỉnh trung du, miền núi phía bắc và đang đón nhận làn sóng di dân đô thị hóa cao, tìm kiếm nơi cư trú ổn định thay vì đi ở trọ như trước.